Được biết đến là một dòng sơn có nhiều tính năng ưu việt. Sơn epoxy ngày càng khẳng định vị thế của nó trong lĩnh vực công nghệ sơn. Ngoài những tính năng chống thấm nước, chịu mài mòn, chịu được kiềm và các hóa chất thì ở đây, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn một tính năng đặc biệt và có thể nói là quan trọng nhất của sơn epoxy. Đó là tính năng chống trơn trượt, đối với các nhà xưởng hay các gara ô tô, những nơi phải đi lại nhiều hay đơn giản chỉ là trong một văn phòng làm việc có diện tích tương đối. Nếu không đi đứng cẩn trọng sẽ rất nguy hiểm.
Màu sắc của sơn sàn phong phú.
Ưu điểm của sơn chống trượt đã được công nhận sau một thời gian đưa vào thi công các hạng mục công trình. Sơn có độ kết dính cao với nền sàn, và có khả năng chịu mài mòn tốt. Hơn nữa màu sắc đa dạng, nhiều màu vừa đẹp vừa sang trọng, bạn có thể tùy chọn theo sở thích của mình. Quá trình thi công cũng được diễn ra dễ hơn so với một số loại sơn khác. Có lẽ bởi lúc thi công nó đòi hỏi quy chuẩn rất cao nên những lợi ích mà nó mang lại không khỏi làm người tiêu dùng hài lòng: bề mặt đẹp, không có mối ghép, chống nấm mốc và thậm chí chống cả bụi.
Sơn chống trượt có thể áp dụng rộng dãi cho các xưởng giết mổ, xưởng chế biến thực phẩm, xưởng sản xuất dầu động cơ,… Và những nhà xưởng, tầng hầm có yêu cầu chống trơn trượt nói chung.
Nền bê tông phải đủ điều kiện
Nếu như ngay từ đầu mà sàn bê tông của bạn không đạt đủ tiêu chuẩn thì thi công sơn sẽ gặp rất nhiều khó khăn hoặc không đạt được kết quả cao. Vì thế bạn phải chú ý và tiến hành cẩn thận ngay từ khâu đổ bê tông. Nền bê tông phải có độ dày tối thiểu là 150mm. Trước khi tiến hành sơn, bạn cần lót một lớp chống thấm ngược cho sàn (PE), giữa các mối ghép phải chồng mí ít nhất là 10cm. Tấm PE phải còn nguyên vẹn.
Sơn epoxy chống trượt cho tầng hầm.
Sử dụng chất phụ gia tăng cường độ cứng tốt cho bê tông nhưng khâu sơn sau này sẽ không đạt hiệu quả cao. Bởi vậy bạn tuyệt đối không nên sử dụng phụ gia khi đổ bê tông nếu muốn nền và sơn có độ bám. Mặt bê tông phải tương đối bằng phẳng và chắc chắn, không gãy nứt. Thời gian bảo trì của sàn bê tông là trong vòng 3 tháng.
Lưu ý để thi công sơn:
Bề mặt sàn phải sạch sẽ thì mới có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết trong thi công. Vì vậy điều kiện đầu tiên là bạn phải làm sạch sẽ mặt sàn, loại bỏ hết bụi bẩn, dầu mỡ, đá sỏi,.. Tiếp đến là hàm lượng độ ẩm của mặt nền phải đạt từ 8% đến 14%. Để chống nứt gãy mặt nền thì bạn cần phải thực hiện thêm một khâu nữa là tạo ra các khe giãn nở. Tuy nhiên điều này cũng còn tùy thuộc vào điều kiện sử dụng và cấu trúc nền xưởng.
Tiến hành thi công
Muốn bề mặt sàn đạt yêu cầu bạn phải tiến hành đầy đủ 3 công đoạn mà chúng tôi đưa ra dưới đây.
Thứ nhất: Sơn lớp lót. Loại sơn được sử dụng trong công đoạn này là sơn epoxy hai thành phần và trong suốt. Được phủ hoàn toàn trên vật liệu, sơn phải mịn không được vón cục, sơn bằng rulo và cọ quét. Thực hiện tốt và chuẩn công đoạn này sẽ giúp sơn sàn bám tốt hơn.
Sơn lớp lót cho sàn.
Thứ hai: Lớp giữa chống trượt, lớp này sẽ được thực hiện sau khi tiến hành nghiệm thu lớp một đạt yêu cầu. Loại sơn được sử dụng trong công đoạn này là sơn epoxy có dung môi hay sơn epoxy tự san phẳng phụ thuộc vào độ dày mỏng và yêu cầu khác nhau. Và bây giờ là rải cát, bạn phải rải rất đều để sàn đẹp và đủ dày sao cho đủ yêu cầu chống trượt.
Mặt sàn chống trơn trượt sau khi đã hoàn thiện đưa vào sử dụng
Cuối cùng: Ở công đoạn này bạn sử dụng sơn epoxy hai thành phần. Sau khi kiểm tra lớp lót đã đạt yêu cầu bạn có thể tiến hành sơn lớp phủ. Bề dày cho mỗi lớp khoảng 0,1mm. Tùy vào điều kiện và thời gian thi công bạn có thể pha thêm từ 5-10% chất pha loãng giúp sơn dễ sử dụng hơn. Không nhất thiết số lớp sơn phủ quy định nhưng phải đồng nhất và phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Công trình có thể đưa vào sử dụng sau 7 ngày thi công.